Skip to main content

Mô hình AIDA trong thiết kế website

Mô hình AIDA (Attention-Interest-Desire-Action) là một khái niệm phổ biến trong tiếp thị và quảng cáo (marketing/advertising). Nó được ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như một cách để thuyết phục người khác hành động. Hãy xem trong thiết kế nội dung website nó được áp dụng như thế nào nhé!

Mô hình AIDA mô tả trải nghiệm của người dùng dẫn đến quyết định hành động (mua một sản phẩm, đăng ký dịch vụ, tham gia chương trình,...).

  • Attention/Sự chú ý: Người dùng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm. Có cảm giác tò mò, muốn khám phá thêm
  • Interest/Sự thích thú: Người bán show ra các sản phẩm, tính năng...Người dùng cảm thấy thích thú vì sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu nào đó của họ.
  • Desire/Sự thèm khát: Người dùng thèm khát sản phẩm vì nó không chỉ đáp ứng nhu cầu mà nó còn rất hiệu quả và tốt đẹp, trong giai đoạn này người dùng bị thuyết phục trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của người bán.
  • Action/Hành động: Người dùng quyết định mua sản phẩm.

Mô hình AIDA được áp dụng nhiều vào trong thiết kế nội dung, giao diện của website. Mỗi thành phần trong website sẽ đảm nhiệm một chức năng trong mô hình AIDA. Nó rất hiệu quả trong việc thuyết phục người dùng tương tác nhiều hơn, tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Yếu tố Attention thường được đặt ở đầu trang, thiết kế to, rõ ràng, nổi bật, gây sự chú ý, tò mò cho người dùng.

Yếu tố Interest cung cấp thứ mà sẽ đáp ứng các nhu cầu của người dùng. Ví dụ trong các web bán hàng thì đó là các mặt hàng sản phẩm. Còn trong các web giới thiệu dịch vụ thì đó là các chức năng của dịch vụ đó.

Yếu tố Desire tạo ra sự thèm khát cho người dùng, chứng minh cho người dùng thấy sản phẩm của bạn rất hiệu quả, thú vị. Ví dụ hình bên, Google đã dùng mockup mô tả giao diện sử dụng sản phẩm Gmail, cùng với sự khéo léo lựa chọn hình ảnh gương mặt tươi cười của người dùng để chứng minh rằng trải nghiệm sẽ rất hài lòng, củng cố niềm tin cho người xem.

- Yếu tố Action hay Call-to-Action: Kêu gọi, thuyết phục người dùng hành động. Thường là các Nút bấm/Phiếu đăng ký,...Cần thiết kế nổi bật, hiện diện thường xuyên để khi người dùng muốn là họ có thể hành động ngay. Thường thì người ta hay đặt nó ở trên menu pin top - dễ dàng để bấm, hoặc để nó ở cuối trang - khi mà người dùng đã khám phá đầy đủ về sản phẩm của bạn, họ sẽ quyết định hành động.

Comments

Bài viết nổi bật

UI là gì?

1. UI là gì? UI (User interface) là cách mà con người giao tiếp với máy tính. UI bao gồm các thiết bị hỗ trợ input (chuột, bàn phím, joystick,...), thiết bị hỗ trợ output (màn hình, loa, máy in,...) và môi trường xảy ra input, output (phần mềm,...). 2. Có những dạng UI nào? Hiện tại, có 3 cách chính để con người có thể giao tiếp với máy tính: CLI (Command-Line Interface): Giao tiếp qua dòng lệnh máy tính. GUI (Graphical User Interface): Giao tiếp qua môi trường đồ hoạ. NUI (Natural User Interface): Giao tiếp tự nhiên. Ví dụ, với nhu cần cần công cụ để tính toán của con người, ta có thể thiết kế 3 loại giao diện khác nhau như sau: CLI (Command-Line Interface) CLI (Command-Line Interface): Đây là loại giao diện thuở sơ khai (ví dụ: hệ điều hành MS-DOS), con người phải học ngôn ngữ của máy tính để giao tiếp với chúng. Ưu điểm: Tốn ít tài nguyên (phù hợp với các thiết bị cấu...

15 câu hỏi cần trả lời khi thiết kế chức năng

  Ta có thể chia thành 4 nhóm câu hỏi gồm: Con người (People) Hoạt động (Activities) Ngữ cảnh (Context) Công nghệ (Techonology) 1. Người dùng là ai? Là câu hỏi đầu tiêu khi thiết kế sản phẩm. Người dùng có những đặc điểm thể chất, tâm lý, sở thích, tính cách... khác nhau dẫn đến cách hành vi sử dụng sản phẩm cũng khác nhau. 2. Người dùng chuyên nghiệp hay người dùng phổ thông? Người dùng chuyên nghiệp cần học tập để sử dụng sản phẩm còn người dùng phổ thông thì không. 3. Hành động có xảy ra thường xuyên? Nếu một hành động xảy ra thường xuyên hãy sắp xếp nó ở chỗ người dùng có thể tiếp cận dễ dàng. Ví dụ, Chrome đề xuất các trang web truy cập nhiều nhất ngay tại trang chủ. 4. Hành động có bị ngắt quãng không? Nếu bạn đang xem dở một video trên youtube, khi quay lại youtube sẽ load tiếp vị trí cuối cùng mà bạn đang xem thay vì load lại từ đầu. Một tính năng nhỏ nhưng giúp trải nghiệm người dùng liền mạch. 5. Hành động xảy ra giữa một người dùng với sản phẩm hay nhiều người d...