Ta có thể chia thành 4 nhóm câu hỏi gồm:
- Con người (People)
- Hoạt động (Activities)
- Ngữ cảnh (Context)
- Công nghệ (Techonology)
1. Người dùng là ai?
Là câu hỏi đầu tiêu khi thiết kế sản phẩm. Người dùng có những đặc điểm thể chất, tâm lý, sở thích, tính cách... khác nhau dẫn đến cách hành vi sử dụng sản phẩm cũng khác nhau.
2. Người dùng chuyên nghiệp hay người dùng phổ thông?
Người dùng chuyên nghiệp cần học tập để sử dụng sản phẩm còn người dùng phổ thông thì không.
3. Hành động có xảy ra thường xuyên?
Nếu một hành động xảy ra thường xuyên hãy sắp xếp nó ở chỗ người dùng có thể tiếp cận dễ dàng. Ví dụ, Chrome đề xuất các trang web truy cập nhiều nhất ngay tại trang chủ.
4. Hành động có bị ngắt quãng không?
Nếu bạn đang xem dở một video trên youtube, khi quay lại youtube sẽ load tiếp vị trí cuối cùng mà bạn đang xem thay vì load lại từ đầu. Một tính năng nhỏ nhưng giúp trải nghiệm người dùng liền mạch.5. Hành động xảy ra giữa một người dùng với sản phẩm hay nhiều người dùng với sản phẩm?
Ví dụ tính năng họp trực tuyến luôn có nhiều người dùng cùng sử dụng, vì vậy cần thiết kế để phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của từng người dùng.
6. Hành động có phức tạp không?
Nếu hành động phức tạp thì hãy hãy chia nhỏ các bước; Đưa ra các chỉ dẫn, Hỗ trợ auto-fill, auto suggestion...giảm quá trình nhập liệu; Lược bỏ hoặc để lại sau những bước không thực sự cần thiết...
7. Hành động có nguy hiểm không?
Hành động nguy hiểm là những hành động xoá dữ liệu, hành động không thể undo được, ảnh hưởng đến lượng dữ liệu lớn...Với những hành động này cần có cảnh báo, xác nhận, hướng dẫn rõ ràng.
8. Điều gì xảy ra khi người dùng mắc lỗi?
Lỗi có thể xuất hiện người dùng sử dụng sai cách, vô tình ấn nhấm...Sản phẩm cần có những constraint ràng buộc các dữ liệu để hạn chễ lỗi sai; Đưa ra các chỉ dẫn/cảnh báo; Có các chính sách để khắc phục hậu quả của các lỗi sai.
9. Hành động liên quan đến những dữ liệu nào?
Hành động đó có input là gì? output là gì? liên quan đến những dữ liệu số (text, image, video, sound) nào?10. Sản phẩm được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
Quan tâm đến hoàn cảnh sử dụng sẽ đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Ví dụ một số phần mềm khi sinh mã QR sẽ đồng thời tăng độ sáng màn hình để giúp thiết bị khác quét mã dễ dàng hơn.
11. Sản phẩm có bị ảnh hưởng bởi của văn hoá người dùng?
Văn hoá có ảnh hưởng đến nhận thức cũng như hành vi sử dụng sản phẩm. Ví dụ Google thay đổi giao diện để phù hợp văn hoá đọc của một số vùng miền.
12. Sản phẩm có bị ảnh hưởng bởi các chính sách tổ chức, pháp luật...?
Một số chức năng của sản phẩm công nghệ bị giới hạn bởi các chính sách của tổ chức, pháp luật vì nhiều lý do liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin, tính bản quyền, quyền riêng tư cá nhân,...
13. Đầu vào là gì?
Các thiết bị phần cứng, phần mềm hỗ trợ quá trình output là gì? Ví dụ để nhập văn bản có thể có nhiều cách như bàn phím vật lý, bàn phím ảo, quét văn bản thông qua camera, chuyển đổi âm thanh thành văn bản (speech to text).14. Đầu ra là gì?
Máy móc có thể trả về nhiều output thông quan các thiết bị phần cứng (màn hình, loa,..), phần mềm (file, data, bảng biểu,...).
15. Công nghệ nào hỗ trợ sản phẩm?
Nhiều công nghệ hiện đại giúp đem lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng như công nghệ thực tế ảo, nhận diện khuôn mặt, blockchain, web-based...
Comments
Post a Comment